Dạo gần đây cộng đồng mạng Việt Nam lẫn cả thế giới đang xôn xao về độ viral của game Flappy Bird được tạo ra từ một nhà phát triển game độc lập người Việt tên là Nguyễn Hà Đông, 29 tuổi, đang sống ở Hà Nội. Hiện nay trên App Store một mình Hà Đông có tới ba ứng dụng game nằm trong Top 10 của bảng free game apps: Flappy Bird (số 1), Super Ball Juggling (số 2) và Shuriken Block (số 6) và đem về cho anh nguồn doanh thu lớn từ việc phát triển free game (app) trên App Store và Google Play. Vậy làm thế nào để có thể kiếm tiền trên App Store và Google Play? Làm cách nào để có tiền qua số lượng tải về? Đó là bạn cần phải tận dụng những con số tải về miễn phí để tạo ra nguồn thu nhập tốt hơn so với ứng dụng trả tiền (mất phí).
Tôi thấy gần đây hầu hết nhiều app có trả phí bỗng dưng cho free (miễn phí down load) và từ đó ta thấy rằng với giá 0,99$ thì họ sẽ kiếm ít tiền hơn so với tặng lượt down miễn phí như vậy. Sự khác biệt đó chính là họ sẽ nhận được nhiều lượt download hơn, nhiều người dùng tương tác hơn cũng như review sản phẩm. Vậy họ kiếm tiền như thế nào khi những ứng dụng, game của họ miễn phí?! Sau đây tôi xin giới thiệu 5 cách kiếm tiền qua ứng dụng miễn phí trên App Store và Google Play.
1. The Freemium Upsell
Freemium là gì?: Đây là game người chơi được download miễn phí, và chơi game bình thường. Tuy nhiên nếu người chơi muốn có thêm những item thuộc hàng độc(áo giáp, súng đạn, …) hoặc mua thêm tiền trong game, enery … tóm lại là những thứ mà tiền bình thường trong game không thể nào mua được thì họ phải bỏ tiền thật ra để mua cash. Lọai hình game này hiện nay đang rất là phổ biến.Vậy upsell là gì?
Upsell là kĩ thuật bán hàng mà người bán sẽ cố gắng mời chào, giới thiệu tới khách hàng đang có nhu cầu mua một sản phẩm sử dụng thêm những tính năng nâng cấp mở rộng của sản phẩm, hoặc những sản phẩm, dịch vụ có liên quan nhưng đắt tiền hơn, hay những sản phẩm kết hợp với mức giá ưu đãi nhằm mục đích tạo ra đơn hàng có giá trị cao nhất.
Nếu như các bạn chơi game sẽ thường thấy có nhiều phiên bản như “Lite”, “Regular” hay “HD” hay những ứng dụng khác có sự liên kết với game của bạn. Và ứng dụng miễn phí của bạn sẽ là một liên kết để thúc đẩy người dùng có thể bấm vào và đưa họ đến App Store hay Google Play trên điện thoại của họ.
Đó là một hệ thống trung chuyển – người dùng có thể tải ứng dụng miễn phí của bạn và tạo được cảm giác về những bộ ứng dụng mà bạn cung cấp từ đó sẽ khuyến khích họ mua phiên bản đầy đủ (full) với đầy đủ các chức năng và các vòng trong game).
Ngoài ra còn có một mô hình Freemium khác đó chính là…
2. In-App Purchases (Trả phí trong game/ứng dụng)
Có khi nào bạn chơi game hay sử dụng một ứng dụng mà chỉ sử dụng 1 phần trong đó hoặc muốn mua thêm đồ phải mất tiền không? In-App Purchases cho phép người dùng có thể mở khóa hết các tính năng hoặc mua thêm một thứ gì đó bạn thích trong game/ứng dụng. Trong thực tế, sẽ có 6 trong 10 khách hàng sử dụng ứng dụng miễn phí của bạn chịu móc hầu bao ra trong việc chi trả để có thể sử dụng đầy đủ chức năng hoặc mua một món đồ, nâng cấp tài khoản của họ – từ đó bạn có thể kiếm thêm vài trăm $ thậm chí vài nghìn cho tới hàng triệu $ trong doanh số bán hàng mặc dù sản phẩm của bạn là miễn phí.Có khi nào bạn đang sử dụng một ứng dụng hoặc chơi game, bạn có IAP (In-App Purchases) để được mua đầy đủ tín năng (I want to unlock this feature) hoặc chọn một trong những lựa chọn (I want to purchase 20 coins for $0.99 – $99.9) không? Điều đó có nghĩa là bạn có thể mua hơn và nhiều hơn nữa. Bạn có thể dễ dàng bắt đầu lên kệ một lượng lớn doanh thu với các thứ hai , nhưng bạn cũng cần xây dựng một ứng dụng tuyệt vời để có thể khiến khách hàng của bạn chịu móc hầu bao ra.
Đối với In-App Purchases cũng thường được ứng dụng trong việc đăng ký, mua báo, tập chí online trên các thiết bị di động. Chức năng này sẽ được Apple cho phép bạn thiết lập việc trả phí hàng tháng. Như việc đặt mua Tập Chí Gia Đình chỉ việc bỏ ra 0.99-1.99$ là bạn có thể xem được những bài báo độc quyền và sống động hơn cả cuốn tập chí được bày bán ngoài tiệm tập hóa mà bạn phải cất công đi mua.
3. Ads (Quảng cáo)
Quảng Cáo?? Chắc nhiều người dùng điều có cái cảm giác rất ghét quảng cáo phải không nhỉ? nhưng đối với dân lập trình thì điều đó lại ngược lại. Đó chính là nguồn cung chính của họ. Nhưng để làm việc đó thì cần đòi hỏi khá lớn việc ứng dụng/game của bạn phải có lượng truy cập, download khá lớn và có một giá trị nhất định nào đó. Như trường hợp Flappy Bird nằm trong top 10 trên App Store và Google Play cũng có thể kiếm được hơn 50000$ mỗi ngày nhờ lượt quảng cáo trên game. Điều đó cho ta thấy, khi bạn có được một lượng truy cập cao thì bạn sẽ có được một nguồn doanh thu tuyệt vời.Hiện nay có 2 nhà mạng quảng cáo đó là iAds của Apple và AdMob của Google. Theo tôi được biết thì iAds thanh toán nợ (pay out) tốt hơn AdMob chắc cũng vì thế mà dân lập trình thường chọn Itune làm mục tiêu đầu tiên trong chiến dịch của mình. Thông thường đó là một CPM khá nhỏ (chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị) đó là dưới một đô la và CPC (chi phí cho mỗi nhấp chuột) có thể là một vài “Bucks”.
Hãy thử nghĩ thế này, nếu ứng dụng của bạn được khoảng 150-200 lượt tải về thì tài khoản của bạn sẽ được chuyển khoảng 2$. Bạn có thể nghĩ rằng con số đấy nhỏ nhưng không có nghĩa là nó qua tệ. nhưng thực sự ứng dụng của bạn lọt vào được top10 app free cũng không khác mấy việc VN lọt vào WorldCup đâu. Mấy ngày hôm nay mỗi ngày Flappy Bird được download 2-3 triệu lượt trên cả Apple Store lẫn Google Play => trung bình mỗi ngày 20-30K USD => 600K – 900K USD/tháng. Vậy với 3 game trong top10 ít ra trong tháng đầu cũng phải được 1 triệu USD.
Từ đó ta có thể thấy Quảng cáo là công cụ tốt nhất để có thể kiếm tiền trên App Store và Google Play.
4 . CPI Networks (Cài đặt chỉ số giá tiêu dùng)
Cài đặt chỉ số giá tiêu dùng là một phương pháp marketing tương đối mới đối với điện thoại di động để CPA (cost per acquisition) trong thế giới Digital Marketing. Bạn có thể hiểu được điều này dễ hơn là nó như 1 dạng “pop-up” trong các ứng dụng/game khi bạn chơi. Khi bạn vừa vào game hoặc vừa chơi xong 1 ván thì nó lại xuất hiện một bản thông báo giới thiệu về 1 ứng dụng/game khác và thông báo “Get It Now“.Theo kinh nghiệm của tôi về giá cả khi người dùng thực hiện download là từ $0.8 – $3.00 với tỉ lệ 0,3% CTR tương đương với một CPI $15. Đương cử như Playhaven và Chartboost là một bên đứng ra nhận ứng dụng/game của bạn và bạn sẽ mất phí $0.8 – $3.00 cho một lần được download và tôi là người có ứng dụng khác đặt “pop-up” để người dùng download ứng dụng/game của bạn thì tôi nhận $1 trong tài khoản với mỗi lượt download.
5. Nhà tài trợ
Tìm kiếm một nhà tài trợ là một cách tốt nhất để bạn có thể kiếm tiền trên những ứng dụng/game miễn phí của mình và có được sự tín nhiệm của người dùng đối với sản phẩm của bạn.Bạn có thể tìm nhà tài trợ và giao dịch thế này:
Tôi có một ý tưởng đối với ứng dụng/game này, tôi đã có một kế hoạch phát triển nó vả tôi sẽ cung cấp toàn bộ hệ thống của mình và chạy chúng dưới thương hiệu của bạn. Khi đó, bạn có thể tự phát triển thị trường cho thương hiệu của mình với giá $XXX.XXX. (phương pháp Nhãn Trắng White Label)hoặc
Tôi đã xây dựng và phát triển ứng dụng/game này vài tháng trước và hiện có đến hơn 50.000 lượt tải về và tôi sẽ bỏ tên thương hiệu của bạn vô với giá $XXX.XXX.Và cuộc thương lượng này có thể mất một số thời gian để bên thứ 2 suy nghĩ để có thể chấp nhận hợp tác với bạn. Nhưng nếu sản phẩm của bạn tốt thì chắc chắn họ sẽ không thể không đồng ý. Khi sản phẩm của bạn vào tay họ, với nguồn lực dồi dào hơn, hoặc họ có vài trang web, tin tức, mảng truyền thông, social tốt hơn thì khó gì sản phẩm của bạn không được phát triển hơn?
6 . CPI + Nhà quảng cáo cấp cao
Nếu như những phương pháp trên đã quá phổ biến và dần dần bảo hòa, khi ứng dụng của bạn không rơi vào top 10, không có lượt traffic, lượt tải cao hoặc chưa có một chiến lược nào cụ thể để viral và phát triển đứa con tinh thần của bạn hay bạn thấy việc quảng cáo trên CPM (AdMob / iAds) đang dần khó khăn hơn thì CPI là phương pháp tốt nhất cho bạn.Vậy CPI là gì?
Là một mạng lưới quảng cáo toàn bộ với các nhà quảng cáo cấp cao để tối đa hóa eCPM (earnings per thousand) cho các nhà phát triển và nhà sản xuất. Mô hình này với một số ít khách hàng có quyền tải không giới hạn (unlimited downloads) các ứng dụng của nhà cung cấp. Mô hình này tương đương với Fshare hoặc Mediafire khi bạn nâng lên tài khoản VIP thì bạn có thể đủ quyền down tất cả file với băng thông không giới hạn. Bạn có thể hiểu là nếu bạn bỏ ra $10 bạn có thể down hết tất cả các app tính phí. Điều đó quá lợi khi bạn bỏ tiền ra mua từng món (cái này làm mình liên tưởng đến chuyện ăn buffet, bỏ ra 1 số tiền là có thể ăn hết tất cả các món ăn trong nhà hàng
” Tôi kiếm sống bằng cách tạo ra những sản phẩm tuyệt vời “
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét