Trung tâm Vyoga

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager

  1. Google Tag Manager là gì?
  2. Google tag manager là ứng dụng web được google phát triển để quản lí các “tag” được tạo ra cho website. Bạn có thể  sử dụng gmail để đăng nhập và bắt đầu sử dụng Google Tag Manager tại : http://www.google.com/tagmanager/. Đây là một ứng dụng miễn phí từ Google.
  • Tag là gì?
Tag là đoạn mã (code) được tạo ra và gắn vào website để đo lường lưu lượng truy cập ( traffic), hành vi của người dùng ( visitor behavior),hiệu quả thật sự của chiến dịch quảng cáo online, sử dụng để remarketing, kiểm tra và phát triển website.. Các tag quen thuộc có thể nhận thấy: Double ClickGoogle analyticsGoogle adword
Các tag trong google tag manager

  • Tại sao cần quản lý các tag?
Để đo lường được, điều quan trong nhất là các tag ( đoạn mã – code) được tạo ra cần gắn vào đúng vị trí. Ex: vị trí của đoạn code của GA là sau thẻ </head> … Trong trường hợp bạn cần tracking nhiều thông tin hơn điều này là bạn cần tạo ra nhiều tag ( code) gắn vào nhiều vị trí khác nhau trong code của website, do đó có thể có những rủi ro về cách gắn code và ảnh hưởng đến kết quả mà bạn nhận được. Hơn thế nữa, hầu hết code được tạo ra cần nhờ bộ phận IT ( hay production) gắn vào website, khi có bất kì một sự thay đổi nào bạn cần tạo tag (code) mới và import vào lại. Tất cả những lí do trên tạo nên sự không chủ động đối với marketer, phiền toái cho IT và đem lại những kết quả chưa chắc đảm bảo chính xác. Đó chính là lí do bạn cần quản lí các tag, cần Google Tag Manager. Khi sử dụng Google Tag Manager bạn chỉ cần tạo code 1 lần duy nhất và gửi cho IT gắn vào website sau thẻ <body>. Mọi thay đổi sau đó bạn có thể chủ động thực hiện trên google tag manager mà không cần tạo thêm bất kì 1 đoạn code nào mới hay gắn thêm bất kì code nào nữa vào website của mình
Tag Google analytics
  • Google Tag Manager hoạt động như thế nào?
Đối với mỗi website Google Tag Manager tạo ra một container  để chứa tất cả các tag được tạo ra. Mỗi container chính là đoạn code duy nhất được đề cập ở trên Sau khi bạn import container vào website của bạn bạn đã cài đặt thành công Google tag manager. Mỗi tag bạn tạo trong container được set những thuộc tính để đo lường và sẽ hoạt động trong những trường hợp cụ thể nào. Ex: Đối với thẻ Google analytics bạn có thể set đo lường pageview và hoạt động trên tất cả các page. Google Tag manager quản lí tất cả các tag: nội dung đo lường và sẽ  qui tắc hoạt động vào thời điểm nào. Mỗi lần bạn load webiste có chứa Google tag manager , Google tag sẽ tương tác với trình duyệt của bạn và thu nhận những thông tin phù hợp với các tag cụ thể ( GA, adword…) Google tag manager là đoạn mã hoạt động  độc lập , nó không ảnh hưởng đến tốc độ duyệt web hay gây hại cho người dùng.
Đoạn code của Google tag manager – container
Video giới thiệu Google Tag Manager:
2. Hướng dẫn set up Google Tag Manager
  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager tại đây: https://www.google.com/tagmanager/
  • Bước 2: Tạo tài khoản mới với các thông tin như sau: Tên tài khoản ( tên công ty), tên vùng chưa ( container): tên website, nếu website bạn có doamain là: abc.com thì nên lấy tên vùng chứa là abc, chọn múi giờ địa phương và add thêm domain của website
  • Bước 3 : Bạn sẽ nhận được thông báo đề nghị đồng ý điều khoản sử dụng. Bạn lựa chọn ok ( hoặc đồng ý). Sau khi click xong bạn sẽ nhận được đoạn mã của Google tag manager. Copy đoạn mã và paste vào website ngay sau thẻ body. 
  • Bước 4 : Cài đặt các tag vào google tag manager.  Hiện tại có các tag phổ biến như: Google analytics, Google adword… Bạn lựa chọn thuộc tính và set các qui tắc hoạt động của mỗi thẻ và nhân save.
  • Bước 5: Sau khi đã cài đặt các tag của website. Google tag sẽ yêu cầu bạn tạo một phiên bản (version) mới của container. Bạn click vào như link trước. Sau đó tùy chọn preview ( xem trước) để chắc là các tag mình tạo ra đang hoạt động thành công. Như trường hợp của mình , mình sử dụng thẻ GA đối với Google tag manager và khi mình ở chế độ xem trước mình có thể nhận thấy nó đã được kích hoạt và đang hoạt động tốt.
    Chế độ xem trước của Google tag manager
    Publish tag trong Google tag manager
  • Bước 6:  Nếu ở chế độ xem trước các tag của bạn đã hoạt động bình thường thì hãy chọn Publish hay xuất bản nội dung của vùng chứa. Đến bước này, các bước cài đặt của Google tag đã thành công.

* Trong trường hợp cần thay đổi các tag thì lặp lại từ bước 4
***** Update from Google tag manager 20 Aug 2013
Google cập nhật để có thể sử dụng cho mobile app. Hiện tại chỉ áp dụng cho Android & iOS. Cách thức sử dụng code của Google tag manager cho mobile app tương tự như cách sử dụng cho desktop.
Google tag manager for mobile app
Bạn vẫn cần Google analytics để phân tích website, vẫn cần report của adword để có những báo cáo về chiến dịch online của bạn. Tuy nhiên Google tag manager thật sự là một trợ thủ đắc lực cho bạn, khi không cần can thiệp nhiều quá vào code và những tùy biến linh hoạt cho mục đích mà bạn mún đo lường. Bạn đã sử dụng thử Google Tag Manager chưa? Sử dụng và cho mình biết những suy nghĩ của bạn về công cụ hữu hiệu này nhé. Bài viết tiếp theo sẽ cố gắng nói nhiều hơn về các tag trong Google tag manager

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét