Bài viết này nhằm giới thiệu tới mọi người về một khía cạnh mà vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức: tối ưu hóa cho phiên bản di động của website.
Việc tối ưu hóa ở đây không chỉ là về việc tinh chỉnh về mặt kỹ thuật hay mobile SEO để tăng thứ hạng mà còn là về việc cải thiện trải nghiệm người dùng và gia tăng conversion rate. Và thực chất tại thời điểm này SEO và conversion optimization rất gần nhau, cũng là tất cả mọi thứ bạn cần phải làm để gia tăng trải nghiệm người dùng và việc tương tác của họ trên website, đem đến nhận thức thương hiệu cao hơn, bounce rate thấp hơn, khiến khách hàng quay lại nhiều hơn và qua đó gián tiếp giúp bạn có thứ hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.
Nếu đến lúc này mà bạn vẫn còn nghĩ rằng đa số người dùng sử dụng điện thoại di động chủ yếu để nghe, gọi, chụp ảnh hay check-in Facebook thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão về cả tính năng và thị phần của các smartphone và tablet thì năm 2014 được dự báo sẽ là năm bùng nổ của các thiết bị di động này tại Việt Nam. Dựa theo báo cáo “
” của Google thì hiện nay có khoảng 97% người dùng tìm kiếm các thông tin trên điện thoại di động của mình và 54% trong số đó từng thực hiện giao dịch mua hàng trên điện thoại của mình.
Những thông số này đã đủ để khiến bạn nghĩ tới việc tối ưu hóa và làm mobile SEO cho trang web của mình hay chưa? Nếu bạn quyết định rằng đã tới lúc chú trọng tới người dùng mobile và cần có một website mobile thì nên biết rằng một website có 3 cách để có thể hiển thị phiên bản điện thoại cho người xem:
Cách 1: website với thiết kế responsive (responsive design), có thể hiển thị được trên mọi thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng với cùng URLs không thay đổi. Mỗi URL trên các website này đều thường sẽ có code HTML giống nhau cho tất cả các thiết bị nhưng chỉ dùng CSS để thay đổi cách nó hiển thị cho từng loại thiết bị. Đây là cách mà được các bộ máy tìm kiếm như Google ưa chuộng nhất và cũng tốt nhất cho quá trình mobile SEO.
Cách 2: website với thiết kế động (dynamic serving) nhằm phục vụ tất cả các thiết bị trên cùng các URLs nhưng tùy theo thiết bị truy cập là gì mà sẽ đưa ra các code HTML, CSS và đôi khi cả thiết kế đều hoàn toàn khác nhau. Cách này không được các bộ máy tìm kiếm ưa chuộng lắm vì việc cung cấp nội dung khác nhau tùy theo đối tượng truy cập từ lâu đã có thể bị đánh giá là không tốt (
). Nếu bạn phải làm cách này thì hãy nhớ đảm bảo rằng bạn có sử dụng Vary HTTP header để cung cấp cho người dùng lẫn các bộ máy tìm kiếm đúng phiên bản web dựa trên thiết bị truy cập của người đó.
Cách 3: có 2 websites riêng biệt, một website cho máy tính và một website cho các thiết bị di động (separate mobile site). Cách này cũng là một giải pháp thường thấy và đặc biệt hữu dụng nếu website hướng đến những người dùng sử dụng điện thoại đời cũ (không phải smartphone). Các loại điện thoại đời cũ thường không có khả năng xử lý CSS nên cần phải có một trang riêng để hiển thị tốt hơn. Nếu xử dụng domain và website di động riêng thì nên chú ý tới vấn đề tag và sử dụng thẻ “canonical” và “alternate” hợp lý để tránh trùng lập nội dung, phần này sẽ được đề cập bên dưới.
Các lỗi thường gặp của website mobile
Mobile SEO thật ra chỉ là phần mở rộng hơn của kỹ thuật SEO thông thường vì thực chất website dành cho thiết bị di động cũng chỉ là một phần mở rộng của website thông thường và cả 2 thật ra chỉ nên là 1, ít nhất là đối với Google (đó là lý do tại sao Google ủng hộ responsive design). Dù là SEO cho mobile hay SEO thuần túy thì đều phải dựa trên việc phát triển content cho website, cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa conversion rate. Tuy nhiên khi tiến hành SEO cho website mobile thì trước tiên cần chú ý tới một số lỗi thường mắc phải để đảm bảo website di động được vận hành một cách tốt nhất:
1. Redirect không đúng
Chẳng hạn như redirect về homepage chứ không phải tới đúng trang nội dung mà khách hàng muốn tới. Việc redirect sai có thể khiến người dùng bỏ đi, làm tăng bounce rate, giảm thời lượng ở lại trên website, giảm sút trải nghiệm người dùng. Ngoài ra việc này cũng gây khó khăn cho các bộ máy tìm kiếm trong việc crawl và index trang web. Đáng ngạc nhiên vì đây là một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất khi làm website di động, đặc biệt là các trang web thuộc trường hợp thứ 3, sử dụng một website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động. Do đó hãy cẩn thận để đảm bảo rằng trang web của bạn redirect tới đúng nơi đúng chỗ giữa 2 phiên bản.
Chẳng hạn như redirect về homepage chứ không phải tới đúng trang nội dung mà khách hàng muốn tới. Việc redirect sai có thể khiến người dùng bỏ đi, làm tăng bounce rate, giảm thời lượng ở lại trên website, giảm sút trải nghiệm người dùng. Ngoài ra việc này cũng gây khó khăn cho các bộ máy tìm kiếm trong việc crawl và index trang web. Đáng ngạc nhiên vì đây là một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất khi làm website di động, đặc biệt là các trang web thuộc trường hợp thứ 3, sử dụng một website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động. Do đó hãy cẩn thận để đảm bảo rằng trang web của bạn redirect tới đúng nơi đúng chỗ giữa 2 phiên bản.
2. 404 Not found errors
Đôi khi người dùng lại bị đưa đến một trang lỗi 404 bởi vì thiết bị của họ sử dụng bị nhận diện. Chẳng hạn như việc người dùng đang sử dụng máy tính bàn hay laptop nhưng lại bị website nhận diện nhầm là điện thoại và bị đưa đến trang dành riêng cho điện thoại nhưng đường link này lại không tồn tại hoặc khác biệt gây ra lỗi 404.
Đôi khi người dùng lại bị đưa đến một trang lỗi 404 bởi vì thiết bị của họ sử dụng bị nhận diện. Chẳng hạn như việc người dùng đang sử dụng máy tính bàn hay laptop nhưng lại bị website nhận diện nhầm là điện thoại và bị đưa đến trang dành riêng cho điện thoại nhưng đường link này lại không tồn tại hoặc khác biệt gây ra lỗi 404.
3. Lỗi Googlebot-Mobile
Lỗi này khiến cho website mobile không thể crawl được bởi Googlebot. Nguyên nhân chủ yếu có thể là việc redirect loop, bị chặn bởi settings trong robots.txt hoặc việc lập markup/tag sai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website mobile và mobile SEO của nó.
Lỗi này khiến cho website mobile không thể crawl được bởi Googlebot. Nguyên nhân chủ yếu có thể là việc redirect loop, bị chặn bởi settings trong robots.txt hoặc việc lập markup/tag sai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website mobile và mobile SEO của nó.
4. Không tag đầy đủ phiên bản website thường và mobile
Google cần biết rằng có mối liên hệ giữa website thường và website mobile và để làm điều này bạn cần phải sử dụng thẻ rel=”canonical” và rel=”alternate”. Nếu bạn là website thuộc trường hợp thứ 3 ở trên (website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động) thì đây là điều đặc biệt cần thiết phải làm.
Google cần biết rằng có mối liên hệ giữa website thường và website mobile và để làm điều này bạn cần phải sử dụng thẻ rel=”canonical” và rel=”alternate”. Nếu bạn là website thuộc trường hợp thứ 3 ở trên (website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động) thì đây là điều đặc biệt cần thiết phải làm.
Ví dụ bạn có 2 trang web:
http://conversion.vn/mobile-seo-cho-website-di-dong (trang bình thường)
http://m.conversion.vn/mobile-seo-cho-website-di-dong (trang di động)
Thì trên trang bình thường cần phải có tag rel=”alternate” để chỉ Google biết rằng trang kia là một phiên bản khác của trang hiện tại.
<link rel=”alternate” media=”only screen and (max-width: 640px)” href=”http://m.conversion.vn/mobile-seo-cho-website-di-dong” />
Trên trang dành cho điện thoại di động cần có thẻ rel=”canonical” để Google biết rằng trang trên là trang gốc.
<link rel=”canonical” href=”http://conversion.vn/mobile-seo-cho-website-di-dong” />
Quá trình này nhằm giúp Google xác định được mối liên hệ giữa 2 trang web, tránh tình trạng đánh giá rằng 2 trang này bị duplicated nội dung, rất không tốt cho mobile SEO. Hướng dẫn chi tiết hơn của Google về
.Những đặc trưng của mobile SEO
Sau khi đảm bảo các vấn đề lỗi kỹ thuật đã được giải quyết thì bạn cần chú ý đến một số đặc điểm riêng biệt khi tiến hành SEO cho web mobile:
1. Từ khóa tìm kiếm
Điểm khác biệt lớn nhất của người dùng máy tính và người dùng điện thoại đó chính là việc sử dụng từ khóa khác nhau khi tìm kiếm thông tin. Xu hướng phát triển của việc tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại di động là một trong các nguyên nhân lớn. Ví dụ người dùng điện thoại khi tìm kiếm một dịch vụ gì đó bằng giọng nói sẽ thường dùng từ khóa như: “nhà hàng gần nhất” thay vì cụm từ “nhà hàng quận 1″ hay đại loại. Một lý do khác là vì điện thoại luôn có chức năng xác định vị trí, GPS và luôn bật trong khi máy tính thì không. Do đó khi nghiên cứu và lựa chọn từ khóa để làm cho website thì nên chú trọng tới đặc điểm này.
2. Độ dài ngắn của từ khóa
Ngoài ra khi tìm kiếm trên điện thoại, việc gõ từ khóa cũng sẽ thường không thuận tiện như khi gõ từ khóa trên máy tính nên người sử dụng thường sẽ dùng các từ ngắn gọn hơn, tránh các từ quá dài, long tail.
3. Thứ hạng
Do tính chất của điện thoại là có màn hình khá giới hạn về diện tích nên người dùng thường sẽ phải scroll nhiều hơn nếu muốn xem những thông tin bên dưới. Và người dùng thì không thích scroll. Do đó 3 kết quả đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ là chiếm gần như toàn bộ lượt click của từ khóa đó. Do đó đối với mobile SEO, việc quan trọng là phải ở trong top 3, chứ không phải top 10 hay top 5 nữa.
4. Kết quả tìm kiếm
Các kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động thường sẽ ưu tiên hơn cho các dịch vụ nào ở gần vị trí người dùng hơn. Các domain có chứa từ khóa liên quan đến địa điểm, các trang web nằm trong Google Place listing sẽ thường được ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm hơn. Do đó cần phải chú trọng về việc đăng ký website dịch vụ với Google Place, sử dụng các thẻ markup/schema location cho dịch vụ nhằm tối ưu hóa kết quả tìm kiếm. Ngoài ra trong một số từ khóa, hình ảnh và video sẽ được ưu tiên hơn khi tìm kiếm trên điện thoại di động, do đó cũng nên xem xét về SEO cho hình ảnh và các video.
Điểm khác biệt lớn nhất của người dùng máy tính và người dùng điện thoại đó chính là việc sử dụng từ khóa khác nhau khi tìm kiếm thông tin. Xu hướng phát triển của việc tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại di động là một trong các nguyên nhân lớn. Ví dụ người dùng điện thoại khi tìm kiếm một dịch vụ gì đó bằng giọng nói sẽ thường dùng từ khóa như: “nhà hàng gần nhất” thay vì cụm từ “nhà hàng quận 1″ hay đại loại. Một lý do khác là vì điện thoại luôn có chức năng xác định vị trí, GPS và luôn bật trong khi máy tính thì không. Do đó khi nghiên cứu và lựa chọn từ khóa để làm cho website thì nên chú trọng tới đặc điểm này.
2. Độ dài ngắn của từ khóa
Ngoài ra khi tìm kiếm trên điện thoại, việc gõ từ khóa cũng sẽ thường không thuận tiện như khi gõ từ khóa trên máy tính nên người sử dụng thường sẽ dùng các từ ngắn gọn hơn, tránh các từ quá dài, long tail.
3. Thứ hạng
Do tính chất của điện thoại là có màn hình khá giới hạn về diện tích nên người dùng thường sẽ phải scroll nhiều hơn nếu muốn xem những thông tin bên dưới. Và người dùng thì không thích scroll. Do đó 3 kết quả đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ là chiếm gần như toàn bộ lượt click của từ khóa đó. Do đó đối với mobile SEO, việc quan trọng là phải ở trong top 3, chứ không phải top 10 hay top 5 nữa.
4. Kết quả tìm kiếm
Các kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động thường sẽ ưu tiên hơn cho các dịch vụ nào ở gần vị trí người dùng hơn. Các domain có chứa từ khóa liên quan đến địa điểm, các trang web nằm trong Google Place listing sẽ thường được ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm hơn. Do đó cần phải chú trọng về việc đăng ký website dịch vụ với Google Place, sử dụng các thẻ markup/schema location cho dịch vụ nhằm tối ưu hóa kết quả tìm kiếm. Ngoài ra trong một số từ khóa, hình ảnh và video sẽ được ưu tiên hơn khi tìm kiếm trên điện thoại di động, do đó cũng nên xem xét về SEO cho hình ảnh và các video.
5. Kết quả tìm kiếm mang tính cá nhân hóa
Trên điện thoại di động, người dùng thường sẽ luôn phải kết nối với tài khoản Google và do đó kết quả tìm kiếm mà họ thấy thường sẽ luôn là kết quả đã được cá nhân hóa riêng cho họ. Do đó những trang web mà họ thường sử dụng, những địa điểm mà họ thường đi sẽ được ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm.
6. Flash hoặc Java – cần lưu ý
Một số browser mặc định của các phiên bản hệ điều hành điện thoại cũ có thể không hỗ trợ flash và đặc biệt các sản phẩm từ hãng Apple như iPhone, iPod, Macbook v.v.. đều không hỗ trợ flash và tương lai cũng sẽ vậy. Một số điện thoại cũng sẽ không xử lý được Java, do đó cũng cần tránh sử dụng Java khi làm website di động. Flash và Java có thể làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dùng và làm tăng bounce rate nếu chúng làm người xem không tiếp cận được nội dung của wbesite. Do đó lời khuyên là hãy nên tập trung vào sử dụng HTML5/CSS3 cho phiên bản web di động, sẽ tốt hơn cho Mobile SEO.
Trên điện thoại di động, người dùng thường sẽ luôn phải kết nối với tài khoản Google và do đó kết quả tìm kiếm mà họ thấy thường sẽ luôn là kết quả đã được cá nhân hóa riêng cho họ. Do đó những trang web mà họ thường sử dụng, những địa điểm mà họ thường đi sẽ được ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm.
6. Flash hoặc Java – cần lưu ý
Một số browser mặc định của các phiên bản hệ điều hành điện thoại cũ có thể không hỗ trợ flash và đặc biệt các sản phẩm từ hãng Apple như iPhone, iPod, Macbook v.v.. đều không hỗ trợ flash và tương lai cũng sẽ vậy. Một số điện thoại cũng sẽ không xử lý được Java, do đó cũng cần tránh sử dụng Java khi làm website di động. Flash và Java có thể làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dùng và làm tăng bounce rate nếu chúng làm người xem không tiếp cận được nội dung của wbesite. Do đó lời khuyên là hãy nên tập trung vào sử dụng HTML5/CSS3 cho phiên bản web di động, sẽ tốt hơn cho Mobile SEO.
Tối ưu hóa conversion rate trên website di động
1. Thiết kế
Thiết kế là một trong những nhân tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của một trang web di động. Kích cỡ màn hình và khả năng tương tác trên máy tính và điện thoại di động khác nhau do đó khi thiết kế giao diện của website di động cần phải chú ý rõ ràng tới những điểm này. Nếu giao diện của trang web mobile không tiện dụng, thiếu tính trực quan hoặc không tương thích cho người dùng điện thoại thì chắc chắn sẽ khiến họ bỏ đi. Một số điều cần lưu ý về thiết kế cho website mobile:
Thiết kế là một trong những nhân tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của một trang web di động. Kích cỡ màn hình và khả năng tương tác trên máy tính và điện thoại di động khác nhau do đó khi thiết kế giao diện của website di động cần phải chú ý rõ ràng tới những điểm này. Nếu giao diện của trang web mobile không tiện dụng, thiếu tính trực quan hoặc không tương thích cho người dùng điện thoại thì chắc chắn sẽ khiến họ bỏ đi. Một số điều cần lưu ý về thiết kế cho website mobile:
Vì màn hình di động nhỏ, do đó bạn nên chú ý thiết kế các nút bấm hay các đường links sao cho to, rõ ràng và dễ thao tác. Các địa chỉ email được set “mailto” để người dùng có thể dễ dàng gửi email, số điện thoại có chức năng “nhấn vào để gọi” nhằm tiện dụng hơn cho người dùng.
Nếu nội dung cần hiển thị nhiều thì nên thiết kế để người đọc có thể kéo xuống để xem chứ không phải kéo ngang.
Dù website mobile và website cho máy tính có thể là 2 trang web khác nhau và riêng biệt thì cũng nên tuân thủ theo những chuẩn mực nhận diện thương hiệu đặc trưng. Điều này là rất quan trọng vì nó giúp người dùng cảm thấy họ đang cùng ở trên một website chứ không phải đã bị đẩy đi một nơi khác và giúp họ nhớ về thương hiệu của bạn lâu hơn. Nhận diện thương hiệu có thể được tuân thủ bằng cách tuân theo các màu sắc chuẩn mực của website thông thường và hình mẫu logo.
2. Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang có tác động khá nhiều đến trải nghiệm người dùng trên trang web di động. Theo các nghiên cứu từ Nielsen, một trang web trên di động nên được tải trong khoảng 1 – 2 giây để có thể cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất. Nếu một website tải chậm hơn 3 giây, sẽ khiến người dùng nóng ruột và sau khoảng 10 giây thì đa số người dùng sẽ rời khỏi website. Hiện nay tốc độ trung bình của các website là khoảng 5 giây. Nếu bạn có thể làm bất cứ điều gì để tối ưu hóa tốc độ tải trang web dù chỉ 0,5 hay 1 giây thì cũng cần phải làm.
Đối với Google thì tốc độ tải trang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng xếp hạng của website và cần đặc biệt lưu ý từ gốc độ tối ưu hóa conversion và cả mobile SEO. Một trong những cách tốt nhất để bạn tối ưu hóa tốc độ tải trang web đó chính là sử dụng extension
từ Google. Ứng dụng này sẽ quét toàn bộ website và đưa ra các nhận xét về việc làm thế nào để tối ưu hóa tốc độ của trang web bằng cách nén các hình ảnh, gom các file css, v.v…
3. Định hướng và tương tác trong website
Đa phần người dùng đều cảm thấy tốc độ lướt web và tải web trên di động chậm hơn so với trên máy tính, do đó một trong những điều quan trọng bạn cần để tâm là tối giản số lượng trang đến mức đơn giản nhất có thể. Người dùng không thích phải bấm nhiều lần để tới được nội dung họ cần tìm kiếm. Do đó cấu trúc website nên càng đơn giản càng tốt, cho phép người dùng tiếp cận thông tin nhanh hơn, dễ hơn. Người dùng không nên phải bấm nhiều hơn 3 lần để tìm đến được trang họ muốn.
Trên giao diện có giới hạn của điện thoại, việc điều hướng qua lại giữa các trang, cũng như giữa các tab cũng khó khăn hơn trên máy tính. Do đó, nếu phải load sang trang mới trên tab mới thì website di động của bạn cần có những điều hướng và chỉ dẫn để giúp người dùng có thể trở lại trang ban đầu nếu họ muốn một cách nhanh nhất. Tốt nhất là các trang luôn nên có phím trang chủ và trở về trang trước để người dùng dễ sử dụng.
Việc gõ bàn phím trên các điện thoại dù đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn không thể nhanh và thoải mái như việc gõ trên máy tính. Do đó hãy thêm tính năng auto-suggest, auto-complete vào những khung nội dung nào có thể nhầm giảm bớt việc người dùng phải bấm quá nhiều trên điện thoại.
Bên trên chỉ là nêu ra một cách tổng quát về những gì bạn có thể làm để tối ưu hóa cho website di động về cả conversion lẫn về phương diện mobile SEO. Tùy theo loại trang web mục đích cũng như đối tượng khách hàng mà chúng ta có thể có những phương hướng tối ưu hóa khác nhau mà tác giả sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét