Trung tâm Vyoga

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Bóc Mẽ Những Chiêu Bài Marketing Mà Người Bán Hàng Ngầm Dẫn Dắt Bạn

Không phải ai cũng biết Heineken và Amazon dùng logo có hình mặt cười, menu nhà hàng được thiết kế bắt mắt vì sao, lý do gì siêu thị thường đặt quầy rau củ ngay tầm mắt khách.

1. Heineken và Amazon sử dụng logo có ẩn chứa mặt cười để gây thiện cảm với khách hàng

Không phải ai cũng nhận ra 3 chữ e trong logo của Heineken được thiết kế như thể chúng đang mỉm cười. Theo John Clarke, Giám đốc phụ trách liên lạc tòan cầu của hãng, những mặt cười trên logo sẽ tạo ra 1 hình ảnh thân thiện hơn cho thương hiệu.
Tương tự với cách làm của Heineken, thiết kế logo Amazon của Turner Duckworth cũng giúp cho đại gia trong lĩnh vực thương mại điện tử này chiếm được cảm tình của khách hàng, nhờ vào hình ảnh mũi tên vàng được cách điệu giống với hình ảnh môi cười. “Nếu logo biết mỉm cười, ắt thương hiệu sẽ trở nên gần gũi hơn”, phát ngôn của Freddy Heineken, Cựu chủ tịch của một trong những thương hiệu bia lớn nhất thế giới phần nào khẳng định tầm quan trọng của ý tưởng logo mặt cười.

2. Linh vật mang hình dạng con người được sử dụng hòng gia tăng sức thuyết phục của sản phẩm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân vật được in lên bao bì sản phẩm có một sự tác động nhất định tới cảm xúc của người tiêu dùng. Chúng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy họ không đơn thuần là mua một món hàng, mà hơn thế, họ mua được một người bạn. Theo Mike Siemienas, Giám đốc quan hệ truyền thông của hãng General Mills, các linh vật bên cạnh việc góp phần tạo hình ảnh riêng cho các nhãn hàng, còn giúp cho các sản phẩm trở nên có cá tính cũng như thổi hồn vào thương hiệu.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-1

3. Các nhân vật trên bao bì có xu hướng giao tiếp bằng mắt với người tiêu dùng

Theo một nghiên cứu khác từ đại học Cornell, Hoa Kỳ, 2/3 số linh vật in trên bao bì của các hãng ngũ cốc có xu hướng được tạo hình như thể đang nhìn xuống. Bằng cách thiết kế này, sản phẩm sẽ tạo ra được thiện cảm và sự trung thành đối với nhóm khách hàng trẻ em.
Một thí nghiệm đã được áp dụng trên thiết kế bao bì của sản phẩm ngũ cốc Trix khi linh vật chú thỏ đại diện cho thương hiệu xuất hiện trong 2 phong cách giao tiếp bằng mắt khác nhau : có và không. Kết quả, chỉ số tin cậy của thương hiệu tăng 16% trong khi chỉ số về tính kết nối với khách hàng tăng tới 28% khi người tiêu dùng được chiêm ngưỡng phiên bản chú thỏ có sử dụng giao tiếp bằng mắt so với phiên bản còn lại.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-2

4. Thực đơn được thiết kế để kích thích doanh số

Chuỗi nhà hàng IHOP đã tái thiết kế thực đơn của mình theo phong cách rõ ràng,gợi cảm,giàu hình ảnh và kết quả là họ thắng lớn. Ý tưởng này thực tế giúp cho thực khách ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn, dẫn tới việc họ sẽ gọi thêm món. Kể từ khi áp dụng chiến thuật này từ tháng 6/2013, doanh số của IHOP liên tục tăng.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-3

5. Mùi hương hấp dẫn người tiêu dùng

Mùi hương dễ chịu kích thích người tiêu dùng và sẽ khiến họ chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm. Chuỗi siêu thị cấp cao Bloomingdale’s là ví dụ điển hình cho bí quyết này. Bên cạnh đó,nhiều hãng thời trang như Hugo Boss cũng đã tạo ra riêng cho mình một mùi hương đặc trưng, qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-4

6. Rau và hoa quả thực chất là cách kích thích người tiêu dùng sử dụng đồ ăn nhanh

Gần như các chuỗi siêu thị lớn đều đặt mặt hàng rau và hoa quả ở điểm người tiêu dùng bắt đầu bước vào. Đây hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà đã được tính toán rất kỹ. Bởi chính những mặt hàng này khiến người tiêu dùng cảm thấy họ đã tiêu thụ những thứ có lợi cho sức khỏe. Và việc những khách hàng nói trên ngay sau đó mua những sản phẩm như bánh ngọt, khoai tây chiên hay đồ uống có ga cũng sẽ không có ảnh hưởng gì.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-5

7. Tăng giá trước rồi giảm giá sau để đánh lạc hướng người tiêu dùng

Rất đơn giản, các nhãn hàng chủ động đẩy giá sản phẩm lên một mức cao rồi thông qua các chiến dịch khuyến mãi để đưa giá sản phẩm về đúng với ý của mình. Bằng chiêu thức này, người tiêu dùng cảm thấy họ đã mua được sản phẩm ở mức giá rẻ hơn.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-6

8. Không gửi ngay hóa đơn cho người tiêu dùng

Ví dụ sinh động nhất cho chiến thuật này chính là người khổng lồ trong lĩnh kinh doanh sản phẩm âm nhạc trực tuyến – Apple. Apple sẽ bắt khách hàng của mình phải chờ từ vài giờ đồng hồ cho tới vài ngày rồi mới gửi hóa đơn cho việc mua sắm của khách hàng. Lý giải cho sự “chậm trễ” này, trang báo Wired cho hay Apple muốn các khách hàng lỡ mua phải những sản phẩm âm nhạc tồi cảm thấy bớt tiếc tiền cho quyết định “dại dột” của mình.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-7

9. Các quán bar, nhà hàng không đưa ký hiệu tiền tệ vào thực đơn

Bằng cách làm này, các địa điểm ăn uống đã đánh lạc hướng người tiêu dùng và khiến họ “quên mất” rằng họ đang tiêu tiền. Nghiên cứu của đại học Cornell cho thấy, thực khách có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn khi các ký hiệu tiền tệ biến mất trên thực đơn nhà hàng.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-8

10. Thu hút khách hàng thông qua việc cho họ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

Theo báo cáo từ Học viện công nghệ California, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn tối đa 50% cho mặt hàng họ có thể tiếp xúc trước khi mua. Trong xu thế phát triển của mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền cho việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống bởi họ có thể trực tiếp cảm nhận sản phẩm trước khi đưa ra quyết định.
boc-me-nhung-chieu-bai-marketing-ma-nguoi-ban-hang-ngam-dan-dat-ban-9

11. Các bản nhạc có tiết tấu chậm giúp kéo khách hàng nán lại lâu hơn cũng như tăng tính cảm xúc với thương hiệu

Một nghiên cứu tại Scotland cho thấy thực khách chi nhiều tiền hơn khi các bản nhạc chậm được phát, và điều ngược lại xảy ra đối với các ca khúc có tiết tấu nhanh, mạnh. Đây có lẽ là lý do chuỗi cửa hàng Starbucks chỉ phát nhạc jazz, cũng như các cửa hàng thực phẩm chỉ ưa chuộng các bản nhạc chậm rãi. Ngược lại, những bản nhạc có tiết tấu nhanh lại kích thích người tiêu dùng đưa ra quyết định nhanh chóng về sản phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét