Trong bài viết giới thiệu các plugin nên có cho WordPress của mình đã chỉ ra các plugin rất thông dụng và hữu ích mà bạn cần cài cho bất cứ website nào sử dụng WordPress.
Nhưng có một vấn đề là các plugin đó mình chưa có hướng dẫn cụ thể nào nên đôi khi những người mới cảm thấy hơi lúng túng khi cài đặt và cấu hình nó. Hơn nữa, danh sách plugin này có thể sẽ được thay đổi theo thời gian vì bạn thừa biết là mỗi ngày WordPress ra mới không biết bao nhiêu plugin từ những nhà phát triển plugin WordPress trên toàn thế giới đóng góp.
Vì vậy để giúp một số người mới có thể có được một bài viết cơ bản về plugin cần thiết đầy đủ nhất, mình xin tổng hợp lại danh sách plugin quan trọng mà bạn cần cài đặt vào và kèm hướng dẫn sơ bộ luôn.
1. Jetpack
Jetpack là một plugin tập hợp các tính năng cơ bản và đặc thù từ dịch vụ blog miễn phí WordPress.com để bạn có thể sử dụng trên site WordPress tự host của bạn. Thường thì nếu bạn không muốn cài nhiều plugin khác nhau thì nên chọn Jetpack vì nó đã bao gồm các tính năng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ blog WordPress nào như:
- Thống kê lượt truy cập thông minh.
- Email Subscriptions – Đăng ký nhận bài qua email.
- Chèn nút mạng xã hội vào blog.
- Thêm tính năng Like bài viết.
- Tích hợp bộ chống spam Akismet (xem hướng dẫn Akismet trong bài này để biết cách kích hoạt).
- Rút gọn URL bài viết thông qua dịch vụ wp.me.
- Popup hiển thị thông tin khi rê chuột vào avatar.
- Tự động đăng bài lên các mạng xã hội.
- Bộ gõ công thức toán học.
- Kiểm tra lỗi chính tả.
- Chèn Gallery kèm hiệu ứng Carousel vào bài viết.
- Tính năng custom CSS.
- Kích hoạt giao diện di động cho blog.
- Tạo form liên hệ chuyên nghiệp.
- Và còn một số tính năng khác.
Thật tuyệt vời phải không nào? Vậy tại sao bạn không cài đặt plugin này ngay đi?
Đây là một plugin mà bạn cần nên đưa vào danh sách phải cài đặt mỗi khi xây dựng bất cứ website WordPress nào. Nó quan trọng đến nỗi các script tự động cài đặt tích hợp vào các dịch vụ WordPress cũng đã đưa WP Super Cache vào danh sách plugin tự cài đặt vào mỗi khi bạn cài WordPress bằng các script đó.
Công dụng của nó thì chắc cũng không phải xa lạ gì, nó giúp bạn tiết kiệm thời gian tải trang và băng thông đáng kể nhờ việc lưu những dữ liệu trả về trình duyệt thành nội dung tĩnh định dạng HTML rồi lưu vào ổ cứng của host. Sau đó mỗi khi có truy vấn thích hợp, các dữ liệu đó sẽ được lấy ra và trả về lại trình duyệt bằng định dạng gzip. Điều đó có nghĩa là nếu website bạn mất 8 giây để tải một trang thì sau khi trang đó có cache (là dữ liệu mà nó đã lưu thành file .html rồi lưu vào host) thì chỉ cần 2 giây để tải lại trang đó.
Có nhiều bạn nghĩ dùng cache sẽ gây ra khó khăn khi chỉnh sửa website hay giao diện, tệ hơn là xung đột. Nhưng bạn đừng lo lắng, phần hướng dẫn của plugin WP Super Cache trong bài này mình sẽ chỉ bạn cách cấu hình nó cũng như hiểu các thông số của nó.
Làm sao để chống spam trong WordPress tốt nhất? Câu hỏi này được đặt ra khi WordPress ngày càng là đối tượng trong tầm ngắm của các tin tặc hay spammer trên toàn cầu. Thực tế, mỗi khi bạn vừa cài xong WordPress thì không hiểu bằng cách nào, bạn có thể sẽ được các spammer ghé thăm ngay lập tức và được họ “bình luận” với những lời lẽ rất ngọt ngào y như thật nhưng có điều nó là tiếng Anh. Thời gian trôi dần và số lượng comment như vậy có thể tăng lên mà cụ thể là mỗi ngày blog mình nhận không dưới 300 spam entry (nó đã được chặn). Vậy mình chặn bằng cách nào? Không dùng gì khác ngoài Akismet, đây là plugin mà WordPress đã ban tặng cho bạn sẵn sau khi cài đặt WordPress xong, nhưng mình nghĩ là đối với nhiều người không biết cách làm thế nào để đăng ký API Key của nó để kích hoạt. Vậy thì hướng dẫn trong bài này sẽ giúp ích cho bạn đấy.
Plugin này không phải là một sự lựa chọn tốt nhất trong việc bảo mật WordPress bởi vì nói tới bảo mật thì sẽ có nhiều thứ để làm hơn bạn nghĩ nhiều. Nhưng nếu sau khi cài đặt một trang WordPress xong và bạn tiến hành cài plugin này ngay thì nó sẽ giúp blog bạn vững chắc và cứng cáp hơn khi trụ trên môi trường internet, giảm thiểu khả năng bị lấy cắp thông tin bất hợp pháp từ những tin tặc, người ta thường nói phòng cháy hơn chữa cháy là vậy mà.
Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ nói sơ qua các tính năng của plugin bảo mật miễn phí này kèm theo ghi chú một vài điều cơ bản khi cài đặt nó nếu như không muốn thấy nó làm phiền bạn.
Nếu bạn chưa biết gì về SEO cả thì mình nghĩ là bạn có thể đã từng tham khảo bài Hướng dẫn SEO WordPress của mình và mình cũng biết luôn là bài đó khá dài nên ít nhiều gì cũng làm bạn thấy chán nản khi đọc nó. Nhưng với plugin này kèm theo hướng dẫn sơ bộ của mình, bạn sẽ thấy rằng khi tiến hành học SEO trên website WordPress sẽ trở nên đơn giản và thân thiện hơn nhiều.
Nhiều chuyên gia về SEO trong và ngoài nước đã nhận định rằng việc tập trung tối ưu và cải thiện thứ hạng website trên các mạng xã hội cũng như mở chú trọng vào mạng xã hội nhiều hơn khi tiến hành quảng bá website là một việc làm rất cần thiết trong xu hướng SEO 2013.
Nói về việc quảng bá trên mạng xã hội cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố khá quan trọng mà mình cần nhấn mạnh ở đây là tối ưu trực tiếp nội dung mà bạn chia sẻ lên mạng xã hội bằng việc điều chỉnh tiêu đề, viết mô tả bắt mắt, thêm thumbnail sinh động,….để có thể truyền tải nội dung mà bạn muốn chia sẻ lên theo cách ngắn gọn, dễ nắm bắt cho độc giả. Nhưng mặc định thì các mạng xã hội sẽ không cho phép bạn tùy chỉnh các thông tin đó trước khi bạn chia sẻ lên, đặc biệt là thumbnail. Vậy thì cách mà bạn cần nên áp dụng để tối ưu các liên kết chia sẻ lên mạng xã hội đó là sử dụng Open Graph.
Bạn có thể sử dụng Jetpack để làm form liên hệ nhưng nếu bạn cần một plugin chuyên hơn, tiện sử dụng hơn, dễ tùy biến hơn,….thì mình nghĩ là bạn nên Disable tính năng Contact Form trên Jetpack và cài thêm plugin Contact Form 7 vào để làm form liên hệ.
Nếu bạn có đăng những tấm ảnh to lên bài viết thì mỗi khi khách nhấp vào nó sẽ nhảy ra một trang mới để hiển thị hình ảnh đó với kích thước đầy đủ. Nhưng giả sử, nếu bạn muốn nó sẽ xuất hiện một cửa sổ popup hiển thị ảnh với kích thước gốc mỗi khi khách nhấp vào thì sao? Đó là họ sử dụng hiệu ứng Lightbox cho ảnh và hiện tại blog mình cũng dùng, bạn có thể click vào bất kỳ ảnh nào trên bài viết của mình sẽ thấy.
9. Comment Approval Notifications
Đây là một plugin cũ và đã ngừng cập nhật phiên bản mới nhưng đến hiện tại thì nó vẫn hoạt động khá tốt ở phiên bản WordPress 3.5.2. Nếu blog bạn có bật tính năng comment phải được duyệt trước khi hiển thị lên website thì mình nghĩ bạn nên cài plugin này để hỗ trợ khách nhớ đến website mình sau khi comment bằng cách gửi email thông báo rằng comment của họ đã được duyệt và hiển thị.
10. ReplyMe
Một plugin tuy cũ nhưng vẫn khá hữu dụng cho tất cả các website tính đến thời điểm hiện tại. Chức năng của nó là gửi một email thông báo đến độc giả nếu có bất cứ một ai đó trả lời (reply) bình luận của họ trên blog của bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét