Trung tâm Vyoga

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Luật Franchising


Để đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua, luật kinh doanh nhượng quyền đã có hiệu lực vào ngày 21 tháng 10 năm 1979, gọi là luật NQKD của FTC (the US Federal Trade Commission - Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ) nhấn mạnh tới việc Bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận trong hoạt động.


Luật của FTC không yêu cầu 2 bên đăng ký với nhà nước về hợp đồng franchise.
FTC định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao:
(i) Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.
(ii) Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao
(iii) Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu

Theo luật này thì người bán phải giải trình tất cả các thông tin hoàn toàn minh bạch trước 10 ngày làm việc để người mua xem xét trước khi có quyết định ký hợp đồng. Đây là khoảng thời gian đủ cho người bán thay đổi quyết định (tiếng Anh gọi là “cooling off” period). Hơn nữa bên bán, bên môi giới, bên đại diện người bán phải xuất trình một tài liệu đầy đủ về franchise, bao gồm cả hợp đồng hoàn chỉnh (tiếng Anh gọi là Uniform Franchise Circular Offering – UFOC) có đầy đủ những điểm chính yếu trước 5 ngày hiệu lực của văn bản pháp lý. Một lần nữa đây cũng là khoảng thời gian để cho bên mua thay đổi ý kiến trước khi ký hợp đồng.

Luật quốc gia

Luật của FTC không yêu cầu 2 bên đăng ký với nhà nước về hợp đồng franchise. Tuy nhiên một số nước đòi hỏi các bên phải được sự thông qua của cơ quan nhà nước, còn đa số các quốc gia còn lại thì đều chiếu theo luật của FTC. Đòi hỏi khắc khe của một số nước xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước muốn ngăn chặn tình trạng làm giả giấy tờ của người bán hoặc gian lận trong việc xuất trình UFOC.

Một số bang của Mỹ vẫn giữ hình thức bắt buộc đăng ký hợp đồng franchise đối với người bán: California, Hawaii, Illinois, Indiana, Maryland, Michigan, Minnesota, New York, North Dakota, Rhode Island, South Dakota, Virginia, Washington, Wisconsin.

Các điều khoản trong hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của bên mua nhượng quyền (franchisee):

Quyền: bao gồm việc được sử dụng các tài sản trí tuệ của chủ thương hiệu (logo, hình ảnh, công nghệ, …), được tiến hành kinh doanh theo phương thức của bên nhượng quyền (tổ chức, quản lý, bài trí, … ), nhận được các hỗ trợ, tư vấn, tham gia các chương trình quảng cáo, xúc tiến của bên nhượng quyền, được cung cấp các sản phẩm của bên nhượng quyền, v.v.

Nghĩa vụ: tuân theo các chỉ dẫn hoạt động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, tính nhất quán của cửa hiệu so với hệ thống, đảm bảo việc báo cáo hoạt động, doanh số, đóng bảo hiểm, nộp phí nhượng quyền, phí định kỳ và các chi phí hỗ trợ khác, v.v

Quyền và nghĩa vụ của chủ thương hiệu (franchisor):

Quyền: bao gồm quyền thu phí, thanh tra, kiểm soát gián tiếp hoạt động của franchise, quyền chấm dứt hợp đồng khi bên mua franchise phạm lỗi nghiêm trọng hoặc kinh doanh không hiệu quả.

Nghĩa vụ: cung cấp các chỉ dẫn, hỗ trợ hoạt động (phương tiện, thiết bị, giải quyết rủi ro, v.v.), các chương trình khuyến mãi, quảng cáo chung cho toàn hệ thống, cung cấp các chương trình huấn luyện.

Việc bảo vệ tài sản, sở hữu trí tuệ, thông tin mật của chủ thương hiệu:

Một hợp đồng nhượng quyền thương mại luôn dành ra các quy định về bảo mật thông tin, các khoản mục nhạy cảm (bí quyết, doanh thu, công nghệ, thông tin tài chính, …). Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ chủ thương hiệu trước các đối thủ cạnh tranh.

Việc đảm bảo chất lượng, tính nhất quán – quality and consistency:

Hệ thống franchising muốn hoạt động hiệu quả cần có những quy định ràng buộc về chất lượng hàng hóa – dịch vụ (như hệ thống quản lý chất lượng, thanh tra nội bộ, nguồn cung ứng nguyên liệu, v.v.) cùng với tính đồng nhất về hình ảnh thương hiệu (cách bài trí, màu sắc so với các cửa hiệu franchise khác trong hệ thống, v.v.)

Chế độ báo cáo và phí nhượng quyền:

Franchisee phải đảm bảo chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ cho bên nhượng quyền về tình hình hoạt động, doanh thu, các khó khăn, đề xuất, … theo quy trình thủ tục và các văn bản cần thiết dựa trên thỏa thuận.

Về mức phí khi tiến hành nhượng quyền, franchisee phải nộp 3 loại cơ bản:

- Phí chuyển nhượng (franchise fee): đóng một lần duy nhất cho chủ thương hiệu khi mua nhượng quyền.
- Phí định kỳ (royalty fee): đóng theo định kỳ (tháng, quý, năm) dựa theo mức phần trăm tổng doanh thu, do bên bên nhượng quyền quy định.
- Phí hỗ trợ (on-going support fee): bao gồm các chi phí để bên nhượng quyền tiến hành quảng cáo chung cho toàn hệ thống, cung cấp các dịch vụ tư vấn, kế toán, …


CAO VŨ MINH UYÊN dịch (Nguồn Doanh Nhân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét