Trung tâm Vyoga

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Google Analytics và những con số biết nói

Khi bạn biết khách truy cập của mình là ai thì bạn có thể dễ dàng biến họ thành khách hàng.
Ưu điểm lớn nhất của doanh nghiệp trực tuyến so với các doanh nghiệp khác là bạn có thể đo lường được hầu như tất cả mọi thứ về khách hàng như: họ đến từ đâu, bao lâu họ mua sắm trên website một lần, làm thế nào họ biết được website của bạn.. Một khi có được thông tin này, bạn có thể sử dụng nó để phát triển kinh doanh, tăng chuyển đổi và khắc phục sự cố các trang kém hiệu quả.

Tất cả các thông tin khách hàng được tự động ghi lại trong nhật kí web của bạn. Bạn có thể truy cập dữ liệu thô từ các máy chủ website, nhưng sự lựa chọn tốt hơn là hãy sử dụng một trong các chương trình phân tích dữ liệu với chi phí phù hợp. Và một trong những lựa chọn tốt nhất của doanh nghiệp kinh doanh nhỏ và vừa là Google Analytics – hoàn toàn miễn phí! Hạn chế duy nhất của nó chính là dữ liệu cập nhật chỉ chính xác sau 24h.
Những con số biết nói của Google Analytics sẽ giúp bạn định hướng một chiến dịch marketing hiệu quả.
Những con số biết nói của Google Analytics sẽ giúp bạn định hướng một chiến dịch marketing hiệu quả.
Bắt đầu với Google Analytics là việc không quá khó khăn. Chỉ cần đăng kí và liên kết với tài khoản quảng cáo Adword trả phí theo mỗi cú nhấp chuột (PPC). Sau khi đăng kí, bạn sẽ được cấp một đoạn mã HTML để thêm vào giữa thẻ “body” trong phần mã nguồn của website.
Để hệ thống chạy trong một thời gian và có một vài con số để làm việc, bạn sẽ khám phá ra mô hình lưu lượng truy cập, để từ đó thấy được những điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược marketing của bạn. Đây là những số liệu thống kê mà bạn nên xem xét:
1. Unique visitor (khách truy cập duy nhất)
Có bao nhiêu cá nhân đang truy cập website của bạn? Con số này sẽ cung cấp tiêu chuẩn để đo lường những nỗ lực thành công trong tương lai.
Nếu bạn chỉ có một vài khách truy cập (dễ dàng đánh giá khi bạn đã theo dõi số liệu trong thời gian ngắn), thì hãy xem xét việc thực hiện một chiến dịch quảng cáo trả tiền theo cú nhấp chuột (PPC) với các trang landing page mục tiêu. Hoặc có lẽ bạn cần những từ khóa tốt hơn? Hãy bắt đầu chọn lựa và sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa.
2. Pageviews (lượt xem trang)
Mỗi lần xem duy nhất (tương ứng với mỗi lần tải trang) trên một trang của website sẽ được tính một lượt pageview. Vì vậy, nếu tôi truy cập vào trang chủ của bạn và sau đó làm mới nó một lần thì tôi đã có hai lần xem trang.
Những trang có lượt pageview cao là sự phản ánh hoàn hảo cho nguồn truy cập trực tiếp. Vì vậy hãy khuyến khích các trang web khác liên kết với chúng, và tạo ra một lộ trình rõ ràng từ chúng đến trang bán hàng của bạn. Và đừng quên việc đặt form để khách hàng đăng kí email nhận bản tin (email opt – in), nhằm xây dựng một danh sách email khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp bạn.
3. Referrer (người giới thiệu)
Những trang web và công cụ tìm kiếm nào đã dẫn hầu hết khách truy cập vào website của bạn? Thông tin này cực kì quý giá.
Giả sử bạn nhận thấy Wikipedia mang lại cho bạn 500 khách truy cập mỗi tháng. Bạn nghiên cứu và khám phá ra mạng lưới website nằm trong danh mục Tarantula Wikipedia. Độc giả yêu thích bạn! Liệu có một bách khoa toàn thư nào khác hoặc một website giáo dục nào mà độc giả cũng sẽ yêu thích bạn như vậy không? Từ đây bạn có thể tạo ra liên kết đối tác tuyệt vời. Hoặc bạn có thể cung cấp cho họ một số nội dung tùy chỉnh với các từ khóa anchor text (từ khóa có chèn link liên kết) trong nội dung bài viết hoặc video?
Hoặc nếu bạn cảm thấy rằng chỉ có một phần nhỏ trong lưu lượng truy cập của bạn đến một cách tự nhiên từ công cụ tìm kiếm thì bạn sẽ biết đó là lúc để tiếp tục chiến lược liên kết nội bộ và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
4. Search term (cụm từ tìm kiếm)
Cụm từ tìm kiếm là những từ mà khách truy cập nhập vào một công cụ tìm kiếm để tìm trang web của bạn. Cụm từ tìm kiếm chính là từ khóa của bạn. Xem những từ khóa nào mang lại cho bạn lưu lượng truy cập nhất, và sau đó sử dụng chúng để xây dựng chiến lược quảng cáo PPC.
Hãy luôn để mắt đến cụm từ tìm kiếm, bởi nó sẽ giúp bạn đón đầu xu hướng, và tìm thấy thị trường tiềm năng mà bạn bỏ lỡ.
5. Entry page (trang nhập)
Không giống như một trang chủ! Đây là những trang đầu tiên cho lần truy cập website đầu tiên của một khách truy cập. Những trang nhập này cũng được tối ưu hóa và có đầu tư để mang lại lưu lượng truy cập cho website.
Có những trang mà bạn kì vọng sẽ thấy trong danh sách trang nhập nhưng không có ở đây? Tương tự như các trang bán hàng của bạn? Hãy thử tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mỗi trang, cũng như lưu lượng truy cập trực tiếp thông qua các phương pháp khác như quảng cáo PPC.
6. Exit page (trang thoát)
Đây là những trang cuối cùng của một người truy cập trước khi rời khỏi website của bạn. Điều gì trong trang đã khiến mọi người thoát ra? Đây là một trong những số liệu mà bạn phải theo dõi trong một thời gian dài.
7. Bounce rate (tỉ lệ thoát trang)
Bao nhiêu phần trăm khách truy cập lại sau 10s? Có phải do nội dung trên website của bạn nghèo nàn và không hấp dẫn? Liệu tỉ lệ thoát có ảnh hưởng đến kết quả thứ hạng từ khóa trong công cụ tìm kiếm?
Đây là thời điểm để bạn quay trở lại nghiên cứu từ khóa, hoặc bạn có thể thử kết nối giữa một trang có tỉ lệ thoát cao và một trang phổ biến hơn để có được lượng truy cập phù hợp với bán hàng hơn.
8. Visit by hour (truy cập theo giờ)
Tìm hiểu lượng khách truy cập vào trang của bạn theo giờ bằng cách xem qua số liệu thống kê “xu hướng người truy cập”. Tìm hiểu mô hình: có người truy cập từ giữa trưa đến 2 p.m không? Hay người truy cập nhiều nhất vào lúc nửa đêm?
Nếu lượng người truy cập của bạn đang tăng lên và nằm xung quanh một thời điểm cụ thể, thì hãy thử chiến dịch quảng cáo PPC theo “thời gian trong ngày”, vì vậy quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện vào những thời điểm hoạt động mạnh nhất của khách truy cập. Sau đó, xem xét liệu nó có cái thiện tỉ lệ chuyển đổi của bạn hay không?
9. Visits by country (truy cập theo quốc gia)
Nếu bạn nghĩ rằng phần lớn các truy cập của bạn đến từ Mỹ, nhưng hóa ra chủ yếu đến từ Anh, thì bạn nên suy nghĩ lại chiến lược của mình.
Quảng cáo PPC hãy thử nhắm mục tiêu theo vị trí lãnh thổ, và tạo ra một landingpage “quốc tế” phản ánh bất kì sự khác biệt văn hóa nào. Bạn thậm chí có thể xem xét thêm một phần mở rộng tên miền quốc gia, chẳng hạn như “.ca” cho lưu lượng truy cập từ nước Canada, hoặc “.co.uk” cho lưu lượng truy cập từ nước Anh.
Có thể theo dõi mỗi chuyển động, mỗi chiến dịch quảng cáo và mỗi từ khóa là một trong những lợi thế bất ngờ của một doanh nghiệp trực tuyến. Và giờ bạn đã có tất cả các thông tin quan trọng và cực kì cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình – Hãy sử dụng nó nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét