Trung tâm Vyoga

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Social media strategy – Làm sao giờ?

Chiến lược Digital marketing được bắt đầu từ content hay channel là tuỳ vào giá trị thương hiệu mà bạn đang market. Ví dụ, bạn đang market cho Starbuck thì điều đầu tiên bạn cần xác định là sử dụng channel nào thay vì build content.
Tôi chọn channel Social media thay vì SEO hay SEM cho thương hiệu này. Tại sao? Và ta sẽ làm gì với chiến lược social media này?
SEO/SEM là cách tăng view để thị trường biết đến bạn thông qua từ khoá. Chẳng ai tìm đến Starbuck bằng từ khoá cafe hay quán ăn nhanh, chúng ta tìm đến Starbuck bằng chính từ khoá Starbuck vì Brand lớn quá rồi. Vì vậy SEO/SEM bị loại.
Bắt đầu chiến dịch social media, bạn cần xác định rằng bạn chính là đại diện của tổ chức nào đó, đi kết bạn cho tổ chức ấy trên mạng xã hội, bạn là cái tai cái mắt của tổ chức ấy trên mạng. Bắt tay với một chiến dịch social, bạn cần xác định các yếu tố sau:
1. Mục tiêu:
Tăng mức độ nhận biết thương hiệu không chỉ là cách chia sẽ thông tin mà phải là cách thức truyền đạt và tạo sự cảm hứng để cộng đồng cảm nhận đầy đủ giá trị thương hiệu thông qua việc tương tác thông tin đó với cộng đồng. Social media stratgies phải đi song hành với các hoạt động và tiêu chí chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược kinh doanh vì giá trị thương hiệu có phần nằm ở việc chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm
(xem bài Brand http://ydangmarketing.com/brand/)

2. Giới hạn của social media:
Nên nhớ không phải ai cũng nằm trong danh sách facebook hay G+. Việt nam có 90 triệu dân nhưng hiện tại FB có khoảng 12 triệu users, nhiều nhưng không phải tất cả. Social media không chi là cách để PR, Branding mà là phương pháp xây dựng văn hoá của một tổ chức, tạo và phân luồng đám đông, sử dụng công cụ sáng tạo multimedia để tương tác, tìm ra những điều mà đám đông đó quan tâm. Tương tác với đám đông đó thông qua việc trao đổi thông tin và trả lời câu hỏi v..v…
3. Nhìn tổng quan và nhìn vào đặc tính của đám đông:
Họ ở đâu?, họ quan tâm gì?, họ bao nhiêu tuổi? Hành vi online của họ ra sao? Họ thích tương tác thông tin ở dạng thức nào? Theo kinh nghiệm thì đừng spam họ, đừng nói những thứ “too good to be true”, đừng tốn tiền vào việc tạo ra những sản phẩm truyền thông quá hoành tráng, xin đừng bổ nhào vào khi họ không cho phép, thông điệp nên cụ thể ngắn gọn và đơn giản. Voice của social media content phải là voice của đám đông. Như vậy mới có thể gắn kết và giao lưu với đám đông hiệu quả hơn.
4. Có 4 dạng thức chiến lược về nội dung của social media: (nguyên tắc 4e)
a. Educate: Nhằm vào truyền đạt, nâng cao nhận thức của đám đông về một giá trị nào đó (educate them). Cách này hơi chán.
b. Entertain: Tạo ra sân chơi giải trí. Đám đông nhất là giới trẻ, họ không thích màu mè, nói nhiều chẳng khác gì tự đề cao lộ liễu. Họ thích xem, nghe và tự hiểu theo nguyên lý “ah thì ra là vậy”. Và họ sẽ tương tác.
c. Engage: Cách engage tốt nhất là hiểu được sự hiện diện của họ và biết được họ thích nói về chủ đề gì? Tán dương và khích lệ sự đóng góp của họ. Dừng quên chiêu dụ bằng (coupon, voucher) và đặt câu hỏi, đề nghị fan đưa ra lời khuyên, sử dụng quizz, tham dò…
d. Empower: Xem, nghe, nhìn các công cụ giải trí film nhạc chưa đủ, vậy thì cho họ chơi trò chơi. Các cuộc thi sẽ có giá trị tạo ra sân chơi, không gian mà ở đó cộng đồng sẽ tích cực và chủ động hơn để hướng về bạn.
5. Áp dụng 4 công cụ social media:
a. Network tools: Blogs, Social network (facebook, G plus, youtube, soundcloud, linkedin) v..v..
b. Collaborate tools: social bookmark, Stumbleupon, blinklist, mottramdo, linkhay, buzz, ishare, twitter, v..v.., forum, social news. Không nên vội tạo backlink với các admin của social news và forum khó tính, nên offline với họ trước, nếu có thể.
c. Multimedia tools: Music video, videos, image, animation fun, các công cụ truyền thông tương tác.
d. Entertain tools: Games online, mobile games for smart phone, virtual world.
Chú ý, bạn không cần phải gom hết thế giới social media tools vào một chiến dịch. Cần chọn lọc và liệu cơm gắp mắm, bởi vì có sức làm nổi không? Thời gian nữa?
6. Bảng chỉ dẫn và đo đạt:
Chiến dịch nào cũng cần có đích đến. Đi đâu lạ nước lạ cái mà không cần bản đồ? Coi chừng bị lạc, bay mất xác.
a. PR value/ sharevoice : Để đo hiệu quả truyền thông của chiến dich social media có reach với mục tiêu truyền thông của Pr hay không. Công thức tính? (để Agency làm)
b. Web analytics: Google analytics, facebook analytics, Alexa,  Google Alerts là chiến hữu, là tai mắt.
c. Word of mouth: offline với người trong ngành và hỏi thử xem.
e. Opinions: Đóng góp của cộng đồng, ý kiến và sự nhìn nhận của họ cũng là thước đo.
7. Giá trị cụ thể:
Làm gì mà không convert thành Equity để đo tỉ lệ chi phí bỏ ra và giá trị kinh tế nhận vào? Để biết được mức độ thành công của chiến dịch, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
a. Độ mạnh của mối quan hệ: Chất lượng truyền đạt, độ phủ cả diện rộng lẫn độ sâu, sự liên quan của các hoạt động với chủ thể và mục tiêu của nó.
b. Mức độ thân thuộc: Làm quen kết bạn và chơi với bạn thì phải thân mới chơi tiếp được. Hết thân, hết vui trừ khi bạn chơi xả giao. Mà khi xả giao thì bạn ấy khó mà xả láng với bạn. Tuy nhiên, vẫn phải tiết chế trên nhiều tiêu chí. Đám đông càng thân thuộc và càng hường về phía bạn, bạn càng có lợi thế và càng thành công.
c. Mức độ hiệu quả: Bạn chia sẻ thông tin để làm gì? Trong tất cả các liên kết mà bạn tạo ra, liên kết nào hiểu quả nhất và vì sao vậy? Trả câu hỏi này, bạn sẽ biết được thêm mức độ hiệu quả của chiến dịch. Lưu ý, bị ném đá là chuyện bình thường. Vấn đề là mục tiêu của bạn là gì?Nhưng đừng quá đạp đổ và hục dục chỉ gây thêm tác dụng phụ.
d. Giá trị cụ thể bằng tiền: Tổng hợp các giá trị và mức độ thành công trên, đưa vào công thức tính toán, conversion rate này nọ. E-Commerce dể đo hơn vì Converaion rate của bizz này được tính bằng sản lượng bán ra. Còn với chiến dich Brand và PR thì sử dụng các thước đo như đã nêu + CPC, CPM, Reach, Number of view, Time on site, Bouce rate, Number of comment, number of interactive, value of interactive v…v… là ra. Chắc ăn nhất bạn hãy để agency họ làm.
8. Những điều cần lưu ý cho 1 fanpage của facebook:
- Nói gì, viết gì, show cái gì để công chúng quay lại? Đặt câu hỏi ở cuối câu, câu không quá 3 dòng. Thông tin xác thực hơn là slogan.
- Chất lượng  tốt hơn số lượng: chú ý vào lượng tương tác hơn là lượng like hay fan. One happy fan = more new fan.
- Ngâm cứu kỹ market demography.
- Nội dung nên được phân bố theo tỉ lệ: 40% tương tác, 25% education, 30% nội dụng xây dựng từ người dùng, 5% còn lại là promotion.
- Sử dụng các context như sau cho nội dung: Sự khác biệt của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ, thành tích, lời chứng thực, cuộc thi, khách hàng hiện tại và nhà cung cấp. Nội dung mang tính giáo dục (lịch sử tổ chức, thông tin sản phẩm, dịch vụ, phỏng vấn chứng minh chất lượng, sự kiện diễn ra, hội thảo tư vấn, hướng dẫn sử dụng).
- Bài PR ít hơn 80 ký tự. Có sử dụng emo phù hợp. :P , :D là hai biểu tượng kéo tương tác cao.
- Sử dụng sweptakes – coupon – voucher để thu hút, từ khóa khắc họa tính cách thương hiệu, cập nhật sự kiện, đưa thông tin để công chúng thấy bản thân họ.
- Lịch post cụ thể trong tuần với nhiều nội dung khác nhau vào thời điểm phù hợp khác nhau.
- Chia sẽ hình ảnh, video , kêu gọi hành động (call to action – like, share, thumps up).
- Cách thức tạo fanpage cơ bản bằng pagemodo:
Tổng hợp kiến thức trên, chúng ta có các phần mềm làm social media khác nhau. Mỗi phần mềm có điểm yếu và mạnh khác nhau. Tuỳ vào nhu cầu mà xơi nhé:
Hootsuite, Sprout social, Wildfire, Spredfast, Marketing cloud, Follower wonk, Social Bro, Buffer, TweetDeck, Edge rank checker, PageLevel…v…v

1 nhận xét: